Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại khoản 2 Điều 141 Luật quản lý thuế số 38 năm 2019 quy định:
“2. Không xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với
hành vi vi phạm thủ tục thuế trong các trường hợp sau đây:
....
b) Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp
hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn;”
Tại khoản 4, Điều 28 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày
15/08/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế
thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không
áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.”
Như vậy, trường hợp của bạn năm 2022 có phát sinh số thuế
TNCN nộp thừa nhưng chưa thực hiện quyết toán thuế TNCN năm 2022 thì đến thời
điểm hiện tại, bạn vẫn có thể nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN năm 2022 (chính là
hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN). Hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNCN năm 2022 bạn nộp
sau ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2022 thì không bị xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN quá
thời hạn theo quy định nêu trên.
2. Công ty tôi có phát sinh trường hợp: Người lao động làm việc chính thức tại doanh nghiệp từ tháng 08/2023 đến nay (Công ty có đóng BHXH đầy đủ cho người lao động). Trước khi đến công ty thì theo tôi biết người lao động này có làm việc ở công ty khác từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2023. Xin hỏi: Giờ Công ty tôi làm thủ tục quyết toán thuế TNCN như thế nào cho người lao động này? Người lao động có được ủy quyền cho Công ty tôi quyết toán phần thu nhập do Công ty chi trả hay không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Đối với trường hợp của bạn, người lao động từ tháng 01/2023 đến tháng 04/2023 làm việc tại công ty khác, từ tháng 08/2023 đến nay người lao động làm việc tại công ty bạn. Như vậy trong năm 2023, người lao động này có thu nhập từ tiền lương, tiền công tại hai nơi. Vì vậy, căn cứ quy định tại điểm d.2 và điểm d.3 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, người lao động không thuộc diện được ủy quyền quyết toán thuế TNCN mà phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế. Công ty bạn thực hiện kê khai quyết toán thuế đối với phần thu nhập do Công ty chi trả cho người lao động trong năm 2023 và không tích ủy quyền quyết toán cho người lao động trong trường hợp này
3. Năm 2023, tôi có thay đổi công việc từ Hà Nội vào trong miền Nam làm việc. Cụ thể, từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2023 tôi làm việc cho một Công ty ở Hà Nội. Từ tháng 08/2023 đến bây giờ tôi đang công tác tại Công ty khác ở Bình Dương. Kế toán công ty có thông báo là tôi không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho Công ty mà sẽ phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN năm 2023. Xin hỏi trường hợp của tôi, việc quyết toán thuế TNCN được thực hiện như thế nào?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP của
Chính phủ quy định: “Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng
lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời
điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường
hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.”
Đối với trường hợp của bạn, từ tháng 01/2023 đến tháng
05/2023 bạn làm việc tại một Công ty ở Hà Nội, từ tháng 08/2023 đến nay bạn
đang làm việc tại một công ty khác ở Bình Dương. Như vậy trong năm 2023, bạn có
thu nhập từ tiền lương, tiền công tại hai nơi. Do đó, theo quy định nêu trên, bạn
không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cá nhân cho tổ chức trả thu nhập mà bạn
thuộc diện phải trực tiếp quyết toán thuế TNCN với cơ quan thuế.
Đối với trường hợp của bạn, bạn thực hiện quyết toán thuế TNCN
như sau:
- Về địa điểm nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2023:
Căn cứ điểm b.2 khoản 8 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP
ngày 19/10/2020 của Chính phủ, trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại
tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả
thu nhập cuối cùng.
Theo quy định nêu trên, trường hợp trong năm 2023 bạn có
thay đổi nơi làm việc và tại thời điểm quyết toán thuế TNCN năm 2023 (tháng
4/2024) bạn đang tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại công ty ở Bình Dương
thì nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN tại cơ quan thuế quản lý công ty ở Bình
Dương nơi bạn đang làm việc.
- Về hình thức nộp hồ sơ: Bạn có thể nộp hồ sơ khai quyết
toán thuế TNCN điện tử. Theo đó, bạn đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử
và nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN điện tử theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện
tử ngành thuế (tại trang web canhan.gdt.gov.vn).
-Về hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN: Theo quy định tại Phụ lục
I Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ đối với cá nhân khai quyết
toán thuế TNCN trực tiếp với cơ quan thuế, hồ sơ quyết toán thuế TNCN bao gồm:
+ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số
02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày
29/9/2021 của Bộ Tài chính.
+ Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu
số 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Phụ lục II Thông tư số 80/2021/TT-BTC
ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Trường hợp nếu NNT tính giảm trừ cho người phụ
thuộc tại thời điểm quyết toán thuế đối với người phụ thuộc chưa thực hiện đăng
ký người phụ thuộc, thì NNT nộp kèm theo hồ sơ đăng ký người phụ thuộc.
+ Bản sao các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm
nộp trong năm, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có).
+ Bản sao các hóa đơn chứng từ chứng minh khoản đóng góp vào
quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học (nếu có)
+ Tài liệu chứng minh về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức
trả thu nhập ở nước ngoài trong trường hợp cá nhân nhận thu nhập từ các tổ chức
quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ nước ngoài.
- Ngoài ra, hiện nay trên ứng dụng eTax Mobile đã có chức
năng “Tra cứu thông tin quyết toán” để hỗ trợ cá nhân có tài khoản tra cứu một
số thông tin về thu nhập của bản thân như: các nguồn thu nhập tại các tổ chức
chi trả trong năm, số thuế TNCN đã khấu trừ, các khoản được giảm trừ, thu nhập
chịu thuế v.v. Bạn có thể truy cập vào chức năng này trên ứng dụng eTax Mobile
để tham khảo thông tin để thực hiện quyết toán của bản thân.
4. Đối với những người lao động đã nghỉ hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng trong năm 2023 vẫn có thu nhập tại công ty thì khi quyết toán thuế TNCN công ty có cần phải quyết toán cho những trường hợp này không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ điểm d.2 khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/NĐ-CP ngày
19/10/2020 của Chính phủ thì trường hợp người lao động tại công ty bạn đã nghỉ
hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng lao động trong năm 2023 thì tại thời điểm
quyết toán thuế TNCN năm 2023 (tháng 3/2024) người lao động này được coi là
không còn làm việc tại cơ quan của bạn nữa, do đó người lao động không thuộc
trường hợp được uỷ quyền quyết toán cho công ty bạn quyết toán thay.
Tuy nhiên, theo quy định, đối với trường hợp này của bạn thì
công ty vẫn có trách nhiệm kê khai thu nhập chịu thuế và số thuế đã khấu trừ của
những người lao động đã nghỉ hưu, chuyển đơn vị, chấm dứt hợp đồng tại hồ sơ
quyết toán thuế TNCN của công ty, công ty không tích vào chỉ tiêu ủy quyền quyết
toán đối với những trường hợp này. Ngoài ra, công ty có trách nhiệm cấp chứng từ
khấu trừ thuế TNCN cho phần thu nhập công ty trả cho người lao động nếu có yêu
cầu của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số
123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Tổng công ty chúng tôi có 10 chi nhánh khác nhau tại các tỉnh và được Tổng công ty chi trả lương cho nhân viên tại các chi nhánh. Trong năm Tổng công ty khai và nộp tờ khai thuế TNCN theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC là tổng hợp chung thu nhập của người lao động ở các chi nhánh để kê khai về Tổng công ty và làm phụ lục phân bổ thuế TNCN cho chi nhánh. Tuy nhiên, khi quyết toán thuế TNCN cuối năm thì trên tờ khai quyết toán thuế TNCN không có phụ lục phân bổ thuế cho chi nhánh. Vậy công ty chúng tôi tách thuế cho chi nhánh và kê khai quyết toán thuế như thế nào?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại điểm a.1 khoản 3 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng
dẫn: “… Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý
tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết
toán thuế thu nhập cá nhân.”
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công
ty bạn có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền
công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc,
địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì khi thực hiện quyết toán thuế, Công ty của
bạn không phải xác định lại số thuế TNCN đã phân bổ trong năm tại các đơn vị phụ
thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh này.
Tại chỉ tiêu số [31] Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã khấu
trừ trên Tờ khai quyết toán thuế TNCN số 05/QTT-TNCN theo Thông tư số 80/2021,
công ty kê khai tổng số thuế TNCN thực tế đã khấu trừ của cá nhân nhận thu nhập
từ tiền lương, tiền công trong năm tính thuế.
6. Công ty chúng tôi có trụ sở chính ở Bắc Ninh và có ký hợp đồng lao động với người lao động để thực hiện công việc tại các tỉnh thành khác và tại các tỉnh này công ty chúng tôi không có đơn vị trực thuộc hay chi nhánh. Vậy công ty chúng tôi có cần phân bổ thuế số TNCN cho các tỉnh khi nộp tờ khai khấu trừ thuế hàng tháng hay không? Trường hợp có phân bổ thì công ty chúng tôi sẽ nộp tờ khai cho cục thuế quản lý trực tiếp và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân cho từng tỉnh phải không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC
ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp
thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác
nơi có trụ sở chính như sau:
“1. Trường hợp phân bổ:
a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn
vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác…”
Như vậy, đối với trường hợp Công ty không có đơn vị phụ thuộc,
địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác thì công ty không thuộc trường hợp phải phân
bổ thuế TNCN cho các tỉnh đối với số thuế TNCN đã khấu trừ hàng tháng, quý.
7. Tôi đăng ký giảm trừ người phụ thuộc lần đầu vào tháng 10/2023 thì có được giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc cả năm 2023 không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Theo quy định tại điểm c.2.4 khoản 1 Điều 9 Thông tư số
111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ
gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người
phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện
quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Về thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc: Đối với
người phụ thuộc là con, cha, mẹ, vợ, chồng theo hướng dẫn tại các tiết d.1, d.2
và d.3, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013, người nộp thuế có thể đăng
ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi quyết toán.
Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết
d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013 thời hạn đăng ký giảm trừ gia
cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì
không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
8. Hàng quý, công ty tôi đã nộp tờ khai khấu trừ thuế TNCN mẫu số 05/KK-TNCN đầy đủ, không phát sinh khấu trừ thuế TNCN. Hiện tại khi làm quyết toán thuế TNCN, công ty phát hiện kê khai lương của các quý bị sai. Vậy công ty có phải khai bổ sung tờ khai thuế TNCN các quý hay không? Nếu phải nộp lại tờ khai bổ sung thì nộp trước hay sau khi nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trường hợp công ty bạn chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2023 thì công ty thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNCN của quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN năm 2023
Trường hợp công ty bạn đã nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN
năm 2023 và phát hiện hồ sơ khai thuế TNCN quý có sai sót thì công ty bạn khai
bổ sung tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2023 và đồng thời phải khai bổ sung tờ
khai thuế TNCN của quý có sai sót.
9. Năm 2023, tôi đã đăng ký giảm trừ cho con tôi là người phụ thuộc từ tháng 04/2023. Trước khi quyết toán thuế TNCN năm 2023, tôi có thể thay đổi người phụ thuộc là con tôi sang cho chồng tôi để chồng tôi được giảm trừ gia cảnh năm 2023 hay không ?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại điểm c.2.4 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của
Bộ Tài chính quy định:
“c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần
vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có
chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng
ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.”
Căn cứ quy định nêu trên thì một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ cho một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp chị đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là con ruột từ tháng 04/2023, thì trong năm 2023, NPT này chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho chị kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng (từ tháng 04/2023). Vì vậy, đối với kỳ quyết toán thuế TNCN năm 2023, chồng của chị sẽ không được đăng ký giảm trừ gia cảnh cho NPT này nữa.
10. Tháng 5/2023 Công ty em có nhân viên mới vào. Bạn có ủy quyền cho Công ty đăng ký người phụ thuộc (là mẹ đẻ chưa có MST). Bạn muốn Công ty đăng ký lại từ tháng 1.2023 thì có được không? Hay công ty chỉ có thể đăng ký từ khi bạn vào là T5/2023.
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại khoản c.2 Điểm 1 và điểm đ Điều 9 Thông tư số Thông tư số
111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 9. Các khoản giảm trừ
1. Giảm trừ gia cảnh
.. c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người
phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
...c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh
cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ
thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện
quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối
với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này
thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính
thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính
thuế đó.
......
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại
các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện
sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng
thời các điều kiện sau:
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng
trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu
nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập
không vượt quá 1.000.000 đồng.”
Trường hợp của bạn,
nhân viên muốn đăng ký người phụ thuộc là mẹ ruột đáp ứng điều kiện tại điểm đ,
Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 thì được tính giảm
trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp
thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ
thuộc.
11. Anh chị cho em hỏi, Em chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh cho năm 2023. Em có làm ở 3 công ty năm 2023. Vậy khi khai thuế thì có đăng ký người phụ thuộc được không. Thời hạn đăng ký người phụ thuộc cho năm 2023 là bao giờ?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Trường hợp của Bạn chưa đủ thông tin về người phụ thuộc, tuy
nhiên về nguyên tắc:
Theo quy định tại điểm c.2.4 khoản 1 Điều 9 Thông tư số
111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ
gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người
phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện
quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Về thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc: Đối với
người phụ thuộc là con, cha, mẹ, vợ, chồng theo hướng dẫn tại các tiết d.1, d.2
và d.3, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013, người nộp thuế có thể đăng
ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc khi quyết toán.
Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết
d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013 thời hạn đăng ký giảm trừ gia
cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì
không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
12. Năm 2023 một số nhân viên tại chi nhánh chúng tôi nhận được khoản thu nhập từ Tổng công ty mẹ. Khoản thu nhập này đã khấu trừ đủ 10% thuế TNCN tại nguồn. Vậy nhân viên có thể coi đó là khoản thu nhập vãng lai và ủy quyền quyết toán thuế cho Chi nhánh được không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Trường hợp này của bạn chưa có đủ thông tin về khoản thu nhập
được trả từ trên Tổng Công ty mẹ. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế trả lời về nguyên tắc
như sau:
Căn cứ quy định tại
tiết d.2 và tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của
Chính phủ,
- Trường hợp thu nhập từ Tổng công ty là thu nhập theo hợp đồng
lao động trên 03 tháng hoặc thu nhập bình quân tháng trong năm trên 10 triệu đồng
thì người lao động không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho đơn vị bạn.
- Trường hợp thu nhập từ Tổng công ty bình quân tháng trong
năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ
10%, nếu người lao động không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập
này thì người lao động được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho đơn vị bạn.
Đề nghị bạn căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, đối chiếu
với quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện.
13. Năm 2023, đơn vị có tiếp nhận NLĐ chuyển đến làm việc từ Chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hiện tại NLĐ đang làm việc tại đơn vị và ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế TNCN năm 2023. Trong năm 2023, tại Chi nhánh cũ có chi trả thu nhập cho NLĐ và đã khấu trừ thuế TNCN là 5 triệu đồng, năm 2023 đơn vị tôi mới tiếp nhận người lao động cũng đã khấu trừ thuế TNCN của người lao động này. Vậy khi quyết toán thuế TNCN năm 2023 đơn vị phải kê khai quyết toán thuế TNCN như thế nào đối với người lao động này?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại tiết d1 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định số
126/2020/NĐ-CP ngày 13/10/2020 của Chính
phủ quy định:
“d) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu
nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ
tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập;
cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ
quan thuế. Cụ thể như sau:
d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công
có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy
quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu
trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không
phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức
mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại
hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ
chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần
thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá
nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp năm 2023 đơn vị tiếp nhận người lao động từ Chi nhánh khác đến làm việc, nếu đơn vị bạn và chi nhánh này trong cùng một hệ thống thì người lao động có thể ủy quyền cho đơn vị quyết toán thuế TNCN năm 2023 và đơn vị bạn có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
Tại Phụ lục Bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế
theo biểu lũy tiến từng phần Mẫu số 05-1/BK-QTT-TNCN theo Tờ khai quyết toán
thuế TNCN mẫu số 05/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày
29/9/2019 của Bộ Tài chính, đơn vị bạn thực hiện kê khai như sau:
- Đánh dấu Chỉ tiêu [04] Tổ chức có quyết toán thuế theo uỷ
quyền của cá nhân được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ
thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc
điều chuyển trong cùng hệ thống tại Tờ khai 05/QTT-TNCN;
- Trên Phụ lục bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN, kê khai các chỉ
tiêu:
+ Chỉ tiêu [12] Tổng thu nhập chịu thuế: Bao gồm thu nhập tại
cả tổ chức cũ và tổ chức mới;
+ Chỉ tiêu [13] Trong đó: TNCT tại tổ chức trước khi điều
chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai 05/QTT-TNCN);
+ Chỉ tiêu [22] Tổng số thuế TNCN đã khấu trừ: Bao gồm số
thuế đã khấu trừ tại cả tổ chức cũ và tổ chức mới;
+ Chỉ tiêu [23] Trong đó: số thuế đã khấu trừ tại tổ chức
trước khi điều chuyển (trường hợp có đánh dấu vào chỉ tiêu [04] tại Tờ khai
05/QTT.
14. Người nước ngoài được phái cử từ công ty mẹ ở nước ngoài sang Việt Nam làm việc, là cá nhân cư trú tại VN. Người nước ngoài có thu nhập từ cả công ty Việt Nam và công ty nước ngoài chi trả. Công ty mẹ ở nước ngoài có đóng BHXH bắt buộc tại nước ngoài. Vậy: khi kê khai cho NLĐ này tại VN, kê khai mẫu 05KK cho thu nhập nhận tại VN và nước ngoài như thế nào? Phần BHXH bắt buộc phải nộp tại nước ngoài, có được khấu trừ khi tính TNTT tại VN không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Về kê khai thu nhập cho cá nhân người nước ngoài:
- Điều 2 Thông tư số
119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung các khổ 1, 2, 3, 4 Điều 1 Thông
tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như
sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát
sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
15. Công ty tôi có thuê các chuyên gia người nước ngoài là người Trung Quốc thực hiện các công việc khảo sát và thu thập dữ liệu cho Công ty tôi tại Trung Quốc và đã đáp ứng đủ điều kiện để áp dụng miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Vậy cần những hồ sơ gì để được áp dụng miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ
Tài chính:
“Điều 62. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế)
1. Đối với nhà thầu nước ngoài:
Ngoài hồ sơ khai thuế, nhà thầu nước ngoài thực hiện thêm hồ
sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.
a) Đối với phương pháp khấu trừ, kê khai:
a.1) Khi tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế
gửi hồ sơ đề nghị miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế cho cơ quan thuế cùng thời
điểm tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý. Hồ sơ gồm:
a.1.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo
phụ lục I Thông tư này;
a.1.2) Bản gốc (hoặc bản sao đã được chứng thực) Giấy chứng
nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc
diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế đã được hợp pháp hoá lãnh sự; …”
Về nguyên tắc, trường hợp cá nhân nước ngoài là người Trung Quốc đáp ứng các điều kiện miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Trung Quốc thì thực hiện thủ tục hồ sơ
miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được thực hiện theo quy định tại Điều 62 Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/09/2021 của Bộ Tài chính.
Đề nghị NNT cung cấp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý để
được hướng dẫn cụ thể.
16. Hợp đồng lao động ký kết giữa Công ty tôi và chuyên gia nước ngoài thỏa thuận mức lương bằng ngoại tệ (USD). Vậy khi tính thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài thì Công ty tôi phải quy đổi theo tỷ giá như thế nào?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của
Bộ Tài chính:
“Điều 5. Quy đổi thu nhập chịu thuế ra Đồng Việt Nam
1. Doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính
bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp doanh thu, thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại
tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân
hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại
Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua
vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát
sinh thu nhập.
Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt
Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt
Nam.
2. Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi
ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm, dịch vụ đó hoặc sản phẩm, dịch
vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.”
Căn cứ theo quy định nêu trên thì thu nhập chịu thuế thu nhập
cá nhân phải được tính bằng Đồng Việt Nam và được quy đổi theo đúng quy định tại
Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính.
17. Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.” Vậy “Phần Thu nhập tại NN là tổng TN hay Tổng TNCT”?
Tổng Cục Thuế trả lời :
Căn cứ Điểm e, Khoản 2, Điều 26, Thông tư số 111/2013/TT-BTC
ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính:
" Điều 26. Khai thuế, quyết toán thuế
…2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền
lương, tiền công, từ kinh doanh
…e) Nguyên tắc khai thuế, quyết toán thuế đối với một số trường
hợp như sau:
.. e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại
nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài
thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số
thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập
phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập
phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế…”
Căn cứ khoản 1, Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày
15/8/2013 của Bộ Tài chính:
“Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh
doanh, từ tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập
từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế
theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1,
Điều 9 Thông tư này.
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng
dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng
dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.”
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày
15/8/2013 của Bộ Tài chính:
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định
bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có
tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế
theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
.....
Câu hỏi của bạn chưa có đầy đủ thông tin và cần có hồ sơ cụ
thể. Về nguyên tắc, trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước
ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được
trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài và số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải
nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại
nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần xác định thu nhập chịu thuế làm căn cứ tính
thuế theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013.
18. Khoản phụ cấp điện thoại cho người lao động chi bằng tiền có tính vào TNCT TNCN không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
- Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC
ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài
tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng
dưới mọi hình thức:
...đ.4) Phần khoản chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện
thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoản
chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức
kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp”.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động
phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi này không
tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
Trường hợp Công ty chi tiền điện thoại cho người lao động
cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải
tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.
19. Trong năm 2023 đơn vị tôi đã hạch toán khoản chi thu nhập tăng thêm cho ngừời lao động vào ngày 31/12/2023 và thực chi cho người lao động vào tháng 01/2024. Đây là khoản thu nhập tăng thêm của cả năm và được chi trả 01 lần vào đầu năm sau. Vậy tôi muốn hỏi khoản chi thu nhập tăng thêm này tôi phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của năm 2023 hay của năm 2024.
Tổng Cục Thuế trả lời :
- Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày
15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công :
a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định
bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có
tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế
theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền
lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế…”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty của bạn chi trả
khoản thu nhập tăng thêm năm 2023 cho người lao động vào tháng 01/2024 thì khoản
thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của năm 2024
theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của
Bộ Tài chính.
20. Công ty chúng tôi ngày Tết Nguyên đán có cho nhân viên nghỉ lễ. Tuy nhiên để đảm bảo công việc không bị trì hoãn, chúng tôi có cho một số nhân viên làm thêm ngày lễ trong dịp Tết Nguyên đán. Mức lương làm thêm của các nhân viên đó được tính theo Bộ Luật lao động 2019, bao gồm 100% tiền lương ngày nghỉ có hưởng lương và 300% tiền trực lễ. Vậy khoản tiền lương trả cho người lao động trong những ngày làm thêm trong dịp Tết Nguyên đán có tính vào thu nhập chịu thuế không ?
Tổng Cục Thuế trả lời :
- Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 9, Bộ Luật Lao động năm 2019
quy định:
“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn
giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
…c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất
bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người
lao động hưởng lương ngày.”
- Căn cứ điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC
ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản thu nhập được miễn thuế:
“Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế
...i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban
đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban
ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc
ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả
do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày
làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường
theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân
được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh
rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm
thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập
và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty chi trả cho người
lao động tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết theo đúng quy định tại Bộ
Luật lao động thì thu nhập từ tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết được
trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ
theo quy định của Bộ luật Lao động được xác định là thu nhập miễn thuế TNCN
theo hướng dẫn tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
Nguồn : Tổng Cục Thuế www.gdt.gov.vn
0 comments:
Đăng nhận xét