1. Năm 2022 EBITDA âm thì chi phí lãi vay không được trừ 2022 có được chuyển sang năm 2023 ko? Vì theo điểm b khoản 3, ND 132/2020 chỉ quy định chuyển tiếp đối với CP lãi vay vượt 30% EBITDA (điểm a, khoản 3, ND 132/2020) mà không đề cập đến trường hợp EBITDA âm.
Tổng Cục Thuế trả lời :
Tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số
132/2020/NĐ-CP quy định:
“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho
vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi
cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp
thuế;
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm
a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí
lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ
tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển
chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh
chi phí lãi vay không được trừ;”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp năm 2023 Công ty có
giao dịch liên kết thì phần chi phí lãi vay không được trừ của năm 2022 được
chuyển sang kỳ tính thuế năm 2023 khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ
trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của năm 2023 thấp hơn
mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16.
2. Công ty tôi vay cá nhân là giám đốc công ty. thì có được xem là giao dịch liên kết. Và lãi vay của ngân hàng có bị xác định phần được tính CP hợp lệ không ?
Tổng Cục Thuế trả lời :
- Tại khoản 2 Điều 1
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị
định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn,
chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ
tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi,
thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình,
tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn,
lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch
kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước
thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.”
- Tại khoản 1 Điều 2
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:
“1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây
gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có
phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại điều 5
Nghị định này.”
- Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy
định:
“l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận
chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong
kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm
phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh
nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm
g khoản này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty vay cá nhân
là giám đốc Công ty với mức vốn vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời
điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế thì Công ty và cá nhân giám đốc
Công ty được xác định là các bên có quan hệ liên kết. Khi đó, nếu giữa Công ty
và cá nhân giám đốc phát sinh các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản
2 Điều 1 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP thì Công ty thuộc đối tượng áp dụng và phạm
vi điều chỉnh của Nghị định. Trường hợp Công ty thuộc đối tượng áp dụng và phạm
vi điều chỉnh của Nghị định thì tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo quy định của Luật thuế TNDN
và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời thực hiện theo khoản 3 Điều 16 của
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
3. Công ty có khoản vay ngắn hạn 5 tháng chiếm trên 25% vốn chủ sở hữu và có ký phục luc gia hạn khoản vay 2 lần thì khoản vay này có tính là nợ trung và dài hạn hay không? và giao dịch này có được xác định là giao dịch liên kết hay không?
Tổng Cục Thuế trả lời :
- Tại Điều 10 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12
năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định:
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo
các loại cho vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối
đa 01 (một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay
trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên
05 (năm) năm.”
- Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày
05/11/2020 của Chính phủ quy định:
“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác
vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được
đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản
chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở
hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung
và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”
Nguồn : Tổng Cục Thuế
0 comments:
Đăng nhận xét